Alozo Shop xin chào quý khách!

Những lo lắng của cha mẹ khi trẻ đến lớp

Tác giả: Nguyen Thi Hue Ngày đăng: 07/09/2020

                          NHỮNG LO LẮNG CỦA CHA MẸ KHI TRẺ ĐẾN LỚP

                                                    “Ngày đầu tiên đi học
                                                     Mẹ dắt em đến trường
                                                     Em vừa đi vừa khóc
                                                      Mẹ dỗ dành bên em”
Những câu thơ thật ý nghĩa nói lên tâm trạng của các con lần đầu tiên rời khỏi bàn tay bao bọc của bố, mẹ để đi đến trường với nhiều bỡ ngỡ. Ngày mai là ngày đầu tiên của năm học mới, con em của mình đến trường chắc hẳn các bậc phụ huynh cũng đang rất lo lắng, băn khoăn về tâm lý và sức khỏe của con em mình. Những câu hỏi được đặt ra của bố mẹ là: Con có bị bệnh hơn khi đi lớp? Liệu trẻ có gia nhập được môi trường mới? Nếu lỡ trẻ bị bạn bè đánh hay ăn hiếp thì nên làm sao? Độ tuổi nào trẻ mới thực sự có lợi ích tốt nhất khi đến lớp? Lợi ích nó là gì? Quá sớm hay quá trễ có ảnh hưởng gì không? 
I) BỆNH ĐÔI LÚC LÀ MỘT DẠNG "HUẤN LUYỆN TỐT" CHO MIỄN DỊCH TRẺ
Việc trẻ thường hay bệnh khi bắt đầu đi học lại cũng được quan sát thấy ở nhiều nghiên cứu. Điều này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Có thể trong môi trường trường lớp các bé có thể tiếp xúc gần và chia sẻ các tác nhân lây bệnh với nhau. Tại thời điểm này hệ miễn dịch của trẻ một phần có thể chưa thích nghi sau 1 thời gian dài trẻ được nghĩ ngơi hoặc 1 số stress của việc tựu trường cũng có thể làm trẻ dễ bị tấn công hơn so với các giai đoạn khác.
Tuy nhiên, đôi lúc điều này lại được xem là 1 cơ hội tốt để hệ miễn dịch trẻ trở nên mạnh mẽ hơn và giúp trẻ thích nghi tốt hơn cho các tác nhân gây bệnh trong tương lai. Việc cha mẹ cần làm đơn giản là:
1. Vệ sinh tay chân bé sạch sẽ khi về nhà
2. Hạn chế đưa bánh kẹo cho trẻ ăn ngay sau khi ra khỏi lớp vì lúc này tay bé có thể là vật được vi khuẩn dùng để đi vào cơ thể trẻ. Hãy ăn uống khi trẻ về nhà sau khi rửa tay sạch sẽ.
3. Dạy bé 1 số kỹ năng che chắn khi hắc xì ở lớp như hắc xì vào khủy tay thay vì bàn tay hay không che chắn. 
4. Chế độ ăn của trẻ nên đa dạng rau củ quả khi ở nhà để trẻ nhận đủ các vitamin quan trọng cho hệ miễn dịch như Vitamin A, C, D.
II) NHỮNG CÁI LO CỦA TRẺ ĐÔI LÚC LÀ ĐIỀU TỐT
Cha mẹ chúng ta thường lo là liệu trẻ có thích nghi được lớp mới không? Liệu có bị bạn bè ăn hiếp không? Thực tế, khi bạn lo 1, thì nỗi lo của trẻ phải quay trở lại lớp sau 1 thời gian dài nghĩ hè là đến 10. Điều này không có nghĩa là không có lợi ích với trẻ. Chính việc lo lắng này của trẻ lại là 1 động lực để trẻ học được 1 số kỹ năng quan trọng. Trong đó, phải nói đến là trách nhiệm và khả năng giải quyết vấn đề của trẻ.
Đi học, đến lớp là 1 trách nhiệm nên dạy trẻ từ sớm khi trẻ bắt đầu độ tuổi đến lớp. Vì sao? Bởi vì khi bước sang môi trường mới, trẻ có khuynh hướng về lại cái đã quen thuộc và trở nên chối bỏ nó. Một số cha mẹ than phiền rằng trẻ không muốn đến lớp, trẻ hay khóc và ăn vạ vào mỗi sáng dù trẻ đã đi lớp được 1 thời gian.
Cách giải quyết vấn đề này rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho trẻ biết rằng việc đến lớp là 1 điều sẽ xảy ra 1 cách hiển nhiên, mà không bị chi phối bởi việc gì. Cách làm là bạn cứ quy định 1 giờ cụ thể - thời điểm mà trẻ phải ra xe đến trường. VD. 6:30 sáng. Cố định thời điểm là cách để cho trẻ thấy đó là mục tiêu trẻ cần phải có trách nhiệm thực hiện. Khi trẻ khóc ăn vạ hay năn nỉ không đến trường, bạn bỏ qua mọi thứ trẻ đang chi phối và chỉ cần đưa bé ra xe đúng giờ quy định. Nghe có vẻ quá khắc khe, nhưng điều này là cần thiết để giúp trẻ nhận ra trách nhiệm. Lúc đầu, trẻ có thể phản kháng, nhưng 1 vài lần trẻ sẽ bắt đầu nhận ra trách nhiệm phải đến trường của mình. 
Nếu cần cho trẻ nghỉ học vì lí do gì, hãy cho trẻ biết trước. Thời điểm tốt nhất là tối hôm trước để trẻ nhận ra rằng đó là quyết định đã được lên kế hoạch.
Bạn không nên cho trẻ nghỉ học chỉ vì trẻ muốn hay đòi khóc vì chỉ cần 1 lần cho lí do này bài học về trách nhiệm bạn muốn dạy trẻ sẽ phải bắt đầu lại từ đầu và nó sẽ rất khó khăn vì bạn phải sửa và giải thích cho trẻ hiểu "tại sao bạn cho trẻ nghỉ lúc đó!"
III) BỊ BẠN ĐÁNH HAY ĂN HIẾP
Trong môi trường mới, không tránh khỏi việc trẻ bắt đầu học cách gia nhập vào xã hội mới. Đôi lúc trẻ phải chấp nhận bị không ai chơi 1 thời gian đến khi học được cách để chơi cùng các bạn. Trừ các trường hợp bé bị đánh có thương tích lập lại hay bị ăn hiếp làm bé sợ hãi, đa phần các va chạm thường nhỏ. Thay vì lo lắng, bạn hãy giúp trẻ học cách sống và phát triển ở trong nó. Điều bạn nên làm với trẻ:
1. Dành thời gian nhiều hơn trong vài tuần trẻ mới đi học. Lớp mẫu giáo thì nên dành ít nhất 3 tháng từ ngày đến lớp. Các khối lớp tiểu học thì nên dành ít nhất 6 tuần từ ngày đến lớp. Vì sau thời gian này, phần lớn trẻ sẽ bắt đầu làm quen được xã hội mới này theo thứ tự sau: môi trường (đồ chơi, dụng cụ), bạn bè, thầy cô và nội quy của xã hội đó. Việc dành thời gian chia sẻ với trẻ là giúp bạn nhận ra các mắt xích này.
2. Khi gặp 1 vấn đề như vết cắn, bạn không nên chăm chăm vào hỏi trẻ là ai cắn hay đánh, mà nên hỏi thăm trẻ trước. VD, vết cắn này con có đau không? bị lúc nào vậy con? Cách quan tâm lấy trẻ làm trung tâm là cách khai thác dữ liệu tốt nhất vì bạn đang quan tâm đến trẻ chứ không phán xét gì từ trẻ.
3. Biết dấu hiệu để nhận ra liệu trẻ có đang gặp vấn đề tâm lý liên quan đến lớp học. Việc tránh ánh mắt của bạn khi nói chuyện với bạn về 1 điều gì đó ở trường hoặc lớp là dấu hiệu bạn có thể ghi nhận. Kế, khi nói về 1 vấn đề nào đó về trường hoặc lớp, trẻ có phản ứng mạnh như sợ sệt, hét lên hay tỏ ý không muốn nói. Khi đó, bạn nên tìm hiểu kĩ hơn từ thầy cô của bé và có thể cho bé gặp chuyên gia để hiểu rõ hơn vấn đề. 
IV) ĐỘ TUỔI NÊN ĐẾN LỚP
Theo hướng dẫn hiện tại ở nhiều quốc gia, 3 tuổi là độ tuổi thích hợp cho trẻ đến lớp vì lúc này trẻ bắt đầu nhận thức về ngôn ngữ và nhận thức trong hành vi. Hơn nữa, nỗi lo chia cắt-một dạng lo tích cực thường có ở các bé lần đầu đến lớp- thường sẽ không quá mạnh. Điều này thuận lợi cho trẻ thích nghi xã hội mới hơn. 
Một số điều kiện gia đình mà có thể cho trẻ đến lớp sớm hơn. Nên cố gắng không nên sớm hơn 18 tháng vì nổi lo chia cắt có thể là lớn nhất trong giai đoạn trước đó. Điều này thường làm bé khó hòa nhập hơn.

Bạn đang xem: Những lo lắng của cha mẹ khi trẻ đến lớp
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: